Thuật ngữ

Thích ứng

Sự điều chỉnh hệ thống tự nhiên, cấu trúc xã hội, thể chế và các hoạt động của con người nhằm ứng phó với các điều kiện khí hậu hiện tại hoặc tiềm tàng để hạn chế tác hại và tận dụng các cơ hội của nó.

Khả năng

Tổng hợp các nguồn lực, điểm mạnh và đặc tính sẵn có trong cộng đồng, tổ chức, xã hội có thể được sử dụng nhằm đạt được các mục tiêu chung.

Phát triển năng lực

Quá trình trong đó cá nhân, tổ chức và xã hội thúc đẩy và phát triển năng lực của mình một cách có hệ thống theo thời gian nhằm đạt được các mục tiêu kinh tế và xã hội, bao gồm việc củng cố kiến thức, kỹ năng, hệ thống và thể chế.

Biến đổi khí hậu

Biến đổi khí hậu là sự biến đổi trạng thái của khí hậu so với trung bình và/hoặc dao động của khí hậu duy trì trong một khoảng thời gian dài, thường là vài thập kỷ hoặc dài hơn. Biến đổi khí hậu có thể là do các quá trình tự nhiên bên trong hoặc các tác động bên ngoài, hoặc do hoạt động của con người làm thay đổi thành phần của khí quyển hay trong khai thác sử dụng đất.[i]

Nói một cách ngắn gọn, “Biến đổi khí hậu là sự thay đổi của khí hậu diễn ra trong 1 khoảng thời gian dài, do nguyên nhân tự nhiên hoặc hoạt động của con người gây ra”.


[i]UNISDR; IPCC; MoNRE

Thiên tai

Sự gián đoạn nghiêm trọng các hoạt động của cộng đồng dân cư hoặc xã hội, gây ra những tổn thất và mất mát về tính mạng, tài sản, kinh tế và môi trường mà cộng đồng và xã hội đó không có đủ khả năng chống đỡ.

Kiến thức cơ bản về: Nước dâng

Nước dâng do bão là hiện tượng nước biển dâng cao hơn mực nước triêu bình thường do ảnh hưởng của bão.

Nước dâng xẩy ra ở phía bên phải của tâm bão theo hướng đổ bộ vào đất liền, nước dâng cao nhất thường cách tâm bão từ 30 đến 70km. Phạm vi nước dâng phụ thuộc phạm vi của cơn bão. Ven biển phía bắc Việt Nam có thể có nước dâng từ 2 – 3cm, cá biệt có thể có mức cao hơn; ở phía nam có thể có nước dâng từ 1 - 2m.



(1 )
 
(2)
 
(3)
 
(4)

(5)
 
(6)

Một số mô phỏng nước dâng do Bão (nguồn: NOAA/ National Weather Service)

Nước dâng là hiện tượng dâng lên của mực nước biển hoặc hồ lớn hơn so với mực nước nền bình thường khi có gió thổi vào bờ. Nước hạ hay nước rút là hiện tượng mực nước thấp hơn mực nước nền khi gió thổi từ bờ ra. Trong biển có thuỷ triều, nước dâng là sự dâng mực nước biển cao hơn mực thuỷ triều vốn có bởi tác động của bão. Thủy triều, địa hình bờ và đáy, sự quay của trái đất, tốc độ gió, bán kính gió cực đại, tốc độ di chuyển của bão, áp suất khí quyển, lượng mưa, dòng chảy sông  đều có  ảnh hưởng  đến độ cao nước dâng/hạ, nhưng áp suất và gió là những yếu tố quan trọng nhất. Quá trình nước dâng/hạ thuộc loại thời đoạn ngắn (short term), nhưng bản chất nước dâng là sự lan truyền sóng dài (long waves).

 
Gió và các thành phần áp suất của nước dâng do Bão (nguồn: NOAA/ National Weather Service)

Khi vận tốc gió vượt quá 74 mph (tương đương với 33 m/s, thường xảy ra trong bão lớn, cuồng phong) độ cao nước dâng rất đáng kể và gọi là nước dâng do bão. Nước dâng do bão là sự dâng mực nước thời đoạn ngắn để phản ứng với trường áp suất và trường ứng suất gió bão trên mặt biển. Nước dâng do bão xảy ra trong thời kỳ triều cường trên nền nước cao là nguyên nhân gây ra những thiệt hại to lớn về người và của cải tại các khu vực bão đổ bộ và vùng lân cận. Khi nước rút thường tạo vận tốc dòng chảy lớn gây xói lở bờ. Nước dâng/ hạ do bão là một trong những hiện tượng tự nhiên nguy hiểm, nhưng người ta quan tâm đến nước dâng vì nó quyết định đến quy mô công trình.

a) Sơ tán người ra khỏi khu vực nguy hiểm, nơi không bảo đảm an toàn; tập trung triển khai biện pháp bảo đảm an toàn cho người, đặc biệt đối tượng dễ bị tổn thương trong tình huống thiên tai khẩn cấp;

b) Di chuyển tàu thuyền, phương tiện nuôi trồng thuỷ sản trên biển, ven biển, trên sông ra khỏi khu vực nguy hiểm; tổ chức kiểm đếm, hướng dẫn tàu thuyền neo đậu hoặc thực hiện biện pháp khác để bảo đảm an toàn;

c) Thực hiện biện pháp bảo đảm an toàn đối với nhà cửa, công sở, bệnh viện, trường học, kho tàng, công trình và cơ sở kinh tế, an ninh, quốc phòng;

d) Chủ động thực hiện biện pháp bảo vệ sản xuất;

đ) Kiểm tra, phát hiện và xử lý sự cố công trình phòng, chống thiên tai, công trình trọng điểm về kinh tế - xã hội và an ninh, quốc phòng;

e) Giám sát, hướng dẫn và chủ động thực hiện việc hạn chế hoặc cấm người, phương tiện đi vào khu vực nguy hiểm trên sông, trên biển, khu vực và tuyến đường bị ngập sâu, khu vực có nguy cơ sạt lở đất do mưa lũ hoặc dòng chảy và khu vực nguy hiểm khác;

g) Bảo đảm giao thông và thông tin liên lạc đáp ứng yêu cầu chỉ đạo, chỉ huy phòng, chống thiên tai;

h) Thực hiện hoạt động tìm kiếm cứu nạn, cứu chữa người bị thương, hỗ trợ lương thực, thuốc chữa bệnh, nước uống và nhu yếu phẩm khác tại khu vực bị chia cắt, khu vực ngập lụt nghiêm trọng và địa điểm sơ tán;

i) Bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ tài sản của Nhà nước và nhân dân tại khu vực xảy ra thiên tai;

k) Huy động khẩn cấp và tuân thủ quyết định chỉ đạo, huy động khẩn cấp về nhân lực, vật tư, phương tiện, trang thiết bị, nhu yếu phẩm để kịp thời ứng phó với thiên tai.