Trung tâm phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai

Trung tâm Chính sáchvà Kỹ thuật phòng chống thiên tai

Giao diện dễ tiếp cận vietnam english
Đăng nhập

Quản lý - Hợp tác - Cùng hành động

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Giới thiệu
    • Cơ cấu tổ chức
    • Chức năng - nhiệm vụ
    • Chiến lược phát triển
  • Tin tức
    • Tin Trong nước - Quốc tế
    • Bản tin Trung tâm
    • Bản tin Trung tâm
  • Trung tâm Thông tin
    • Sự kiện thiên tai
    • Kiến thức cơ bản
    • Cơ sở dữ liệu
      • Chính sách và Kỹ thuật PCTT
      • CSDL Ngân hàng cát ĐBSCL
      • CSDL Dân sinh kinh tế
      • CSDL Viễn thám
      • Thiệt hại và nhu cầu
      • Đề án nâng cao nhận thức CĐ
        • Ma trận dự án
        • Mạng lưới hỗ trợ kỹ thuật
        • Tài liệu Đề án 1002
          • Văn bản pháp quy
          • Tài liệu tham khảo
          • Tài liệu truyền thông
        • Theo dõi & đánh giá
        • Đánh giá RRTT-DVCĐ
          • Bản đồ RRTT-DVCĐ
          • Bản đồ khác
          • Báo cáo đánh giá
        • Kế hoạch phòng chống thiên tai
      • Hệ thống giám sát thiên tai
      • Hệ thống giám sát camera
      • CSDL không gian
    • Thư viện ảnh
    • Dự án Nông thôn mới
      • Cổng thông tin điện tử
      • Sản phẩm dự án Nông thôn mới
    • Công khai ngân sách nhà nước
  • Đối tác
  • Dự án
  • Lịch công tác
  1. Tin tức
  2. Trang tin chi tiết
  • Share this on Facebook
  • Share this on Twitter
  • Share this on GooglePlus

Cảnh báo đáng ngại về thời tiết cực đoan trong những tháng tới

13:50:41, 06/07/2023 Tổ chức Khí tượng Thế giới cảnh báo, các chính phủ cần chuẩn bị cho những hiện tượng thời tiết cực đoan hơn và nhiệt độ kỷ lục trong những tháng tới.


Cứu hộ người dân bị mắc kẹt trong lũ ở Trùng Khánh, Trung Quốc, ngày 4.7.2023. Ảnh: Xinhua

CNN dẫn lời Tổng Thư ký Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) Petteri Taalas cho biết hôm 4.7: “El Nino sẽ làm tăng đáng kể khả năng phá vỡ các kỷ lục về nhiệt độ, gây ra nhiệt độ cực đoan hơn ở nhiều nơi trên thế giới và trong đại dương. Các chính phủ trên khắp thế giới cần chuẩn bị các biện pháp hạn chế tác động của El Nino đối với sức khỏe, hệ sinh thái và nền kinh tế của chúng ta”.
El Nino là một kiểu khí hậu tự nhiên ở vùng nhiệt đới Thái Bình Dương, khiến nhiệt độ mặt nước biển ấm hơn mức trung bình, ảnh hưởng lớn đến thời tiết trên toàn cầu và ảnh hưởng đến hàng tỉ người.
Ông Taalas nói, để cứu mạng sống và sinh kế, các chính phủ phải thiết lập hệ thống cảnh báo sớm và chuẩn bị cho những hiện tượng thời tiết bất ổn tiếp theo trong năm nay.
Theo WMO - cơ quan phụ trách thời tiết, khí hậu và tài nguyên nước của Liên Hợp Quốc, hiện tượng El Nino mạnh và việc con người đốt nhiên liệu hóa thạch đã khiến năm 2016 trở thành năm nóng nhất được ghi nhận.
Tuy nhiên, WMO cho biết, sau 7 năm El Nino phát triển, cộng với sự nóng lên toàn cầu do con người gây ra, có thể đẩy năm 2023 hoặc năm 2024 phá vỡ kỷ lục nhiệt của năm 2016.
Cùng với sự nóng lên của đại dương, các hiện tượng El Nino còn dẫn đến lượng mưa tăng lên ở các vùng phía nam Nam Mỹ, miền nam Mỹ, vùng Sừng châu Phi và Trung Á.


Dọn dẹp bùn đất sau ngập lụt ở quận Vạn Châu, thành phố Trùng Khánh, Trung Quốc, ngày 4.7.2023. Ảnh: Xinhua

Nhưng El Nino cũng có thể khuếch đại hạn hán nghiêm trọng, sóng nhiệt và cháy rừng ở Australia, Indonesia, một số vùng ở Nam Á, Trung Mỹ và bắc Nam Mỹ.
Các tác động khác bao gồm các cơn bão nhiệt đới nguy hiểm ở Thái Bình Dương và gây hại hàng loạt rạn san hô mỏng manh.
Tại Ấn Độ, quốc gia sản xuất lúa gạo lớn, El Nino có thể làm suy yếu gió mùa vốn mang lại lượng mưa mà quốc gia này cần để canh tác.
Một nghiên cứu gần đây cho thấy El Nino năm nay cũng có thể ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế của Mỹ, có khả năng ảnh hưởng đến mọi thứ, từ giá lương thực đến doanh số bán quần áo mùa đông.
Nghiên cứu ước tính, thiệt hại thu nhập toàn cầu vì El Nino trong năm 1997-1998 là 5,7 nghìn tỉ USD, và giai đoạn 1982-1983 là 4,1 nghìn tỉ USD.
Thế giới cũng có thể tạm thời bị đẩy qua mức nóng lên 1,5 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp. Đây là điểm bùng phát quan trọng mà vượt qua đó, khả năng xảy ra lũ lụt nghiêm trọng, hạn hán, cháy rừng và thiếu lương thực có thể tăng lên đáng kể.
Các quốc gia đã cam kết trong Thỏa thuận khí hậu Paris để hạn chế sự nóng lên toàn cầu ở mức dưới 2 độ - tốt nhất là 1,5 độ C - so với nhiệt độ thời kỳ tiền công nghiệp. Nhưng thế giới đã chứng kiến sự nóng lên khoảng 1,2 độ C, khi con người tiếp tục đốt nhiên liệu hóa thạch và gây ô nhiễm làm nóng hành tinh.
Theo WMO, có 66% khả năng nhiệt độ trung bình hàng năm từ năm 2023 đến năm 2027 sẽ tạm thời cao hơn 1,5 độ C so với mức thời kỳ tiền công nghiệp trong ít nhất một năm.
“Điều này không có nghĩa là trong 5 năm tới, chúng ta sẽ vượt quá mức 1,5 độ C được quy định trong Thỏa thuận Paris, vì thỏa thuận này đề cập đến sự nóng lên lâu dài trong nhiều năm” - Giám đốc dịch vụ khí hậu của WMO Chris Hewitt cho biết.
“Tuy nhiên, đó là một hồi chuông cảnh tỉnh khác, một cảnh báo sớm rằng chúng ta vẫn chưa đi đúng hướng để hạn chế sự nóng lên trong phạm vi các mục tiêu đặt ra ở Thỏa thuận Paris năm 2015 nhằm giảm đáng kể tác động của biến đổi khí hậu” - ông Hewitt nói.


Trẻ em chơi đùa và giải nhiệt tại công viên nước ở trung tâm thành phố Houston, Texas, Mỹ, khi nhiệt độ tháng 6.2023 có lúc lên đến 48 độ C. Ảnh: Xinhua

Vô số kỷ lục khí hậu đã bị phá vỡ vào năm 2023, với nhiệt độ tăng cao, đại dương nóng bất thường và mức độ ô nhiễm carbon cao kỷ lục trong khí quyển, cũng như mức độ băng ở Nam Cực thấp kỷ lục.
Trên khắp châu Á, châu Âu và châu Mỹ, những đợt nắng nóng sớm và kéo dài trong năm nay đã giết chết con người, động vật và mùa màng, làm dấy lên lo ngại về an ninh lương thực và khan hiếm nước, đồng thời tạo tiền đề cho những trận cháy rừng chưa từng có.

(Nguồn: laodong.vn)

Tin liên quan

  • Phát hiện sửng sốt ở đới phát sinh động đất, sóng thần Nhật Bản
  • Sóng nhiệt “tấn công” châu Âu - nhiều nước cảnh báo nắng nóng và cháy rừng
  • Hậu Giang tăng cường ứng phó với nguy cơ mưa lớn, sạt lở đất
  • Hải Dương không để gián đoạn phòng chống thiên tai khi sắp xếp
  • Trung Quốc nâng mức cảnh báo mưa lớn, kích hoạt ứng phó khẩn cấp tại 9 tỉnh
  • Thủ tướng chỉ đạo tăng cường phòng, chống thiên tai trước mùa mưa bão năm 2025
  • Chưa đầy 6 tháng, tại Hậu Giang đã xảy ra 30 điểm sụp đất, sạt lở bờ sông
  • Quảng Trị công bố tình huống khẩn cấp thiên tai để khắc phục hậu quả bão lũ
  • Quảng Trị: Khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 1
  • Quảng Bình: Tìm thấy 2 thi thể mất tích do mưa lũ

 

  • Hệ thống giám sát thiên tai Việt Nam (VNDMS)

  • CSDL Quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng (Đề án 553)

  • CSDL Dân sinh kinh tế

  • CSDL Bản đồ sạt lở bờ sông, xói lở bờ biển

  • CSDL Không gian

  • CSDL Thư viện Chính sách và Kỹ thuật PCTT

  • CSDL Thiệt hại

  • CSDL Viễn thám

  • CSDL Khoa học công nghệ

  • Phần mềm hướng dẫn phổ biến kiến thức trực tuyến về PCTT

  • Trang Chuyển đổi số trong lĩnh vực Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai

  • Phần mềm quản lý và giám sát camera

  • Phần mềm hỗ trợ xây dựng phương án ứng phó thiên tai

Thông tin thời tiết

Bản quyền © 2015 - Trung tâm Chính sách và Kỹ thuật phòng chống thiên tai

Địa chỉ: Số 54 ngõ 102 Trường Chinh – Đống Đa – Hà Nội.

Điện thoại: +84-436291511 - Fax: +84-437336647

Email: trungtamcsktpctt@gmail.com - Website: www.dmptc.gov.vn

Số người online: 295

Tổng số lượt truy cập: 20413112