Trung tâm phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai

Trung tâm Chính sáchvà Kỹ thuật phòng chống thiên tai

Giao diện dễ tiếp cận vietnam english
Đăng nhập

Quản lý - Hợp tác - Cùng hành động

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Giới thiệu
    • Cơ cấu tổ chức
    • Chức năng - nhiệm vụ
    • Chiến lược phát triển
  • Tin tức
    • Tin Trong nước - Quốc tế
    • Bản tin Trung tâm
    • Bản tin Trung tâm
  • Trung tâm Thông tin
    • Sự kiện thiên tai
    • Kiến thức cơ bản
    • Cơ sở dữ liệu
      • Chính sách và Kỹ thuật PCTT
      • CSDL Ngân hàng cát ĐBSCL
      • CSDL Dân sinh kinh tế
      • CSDL Viễn thám
      • Thiệt hại và nhu cầu
      • Đề án nâng cao nhận thức CĐ
        • Ma trận dự án
        • Mạng lưới hỗ trợ kỹ thuật
        • Tài liệu Đề án 1002
          • Văn bản pháp quy
          • Tài liệu tham khảo
          • Tài liệu truyền thông
        • Theo dõi & đánh giá
        • Đánh giá RRTT-DVCĐ
          • Bản đồ RRTT-DVCĐ
          • Bản đồ khác
          • Báo cáo đánh giá
        • Kế hoạch phòng chống thiên tai
      • Hệ thống giám sát thiên tai
      • Hệ thống giám sát camera
      • CSDL không gian
    • Thư viện ảnh
    • Dự án Nông thôn mới
      • Cổng thông tin điện tử
      • Sản phẩm dự án Nông thôn mới
    • Công khai ngân sách nhà nước
  • Đối tác
  • Dự án
  • Lịch công tác
  1. Tin tức
  2. Trang tin chi tiết
  • Share this on Facebook
  • Share this on Twitter
  • Share this on GooglePlus

Nhiều diện tích đất nông nghiệp ở Thừa Thiên Huế đang thiếu nước trầm trọng

9:9:31, 16/06/2021 Ước tính hơn 1.000 ha lúa nguy cơ thiếu nước, các vùng gò đồi, vùng cát ven biển của tỉnh Thừa Thiên Huế phải bỏ hoang do không chủ động được nguồn nước tưới.
Vụ Hè Thu này gia đình bà Kăn Pát, ở xã A Ngo, huyện A Lưới trồng 3 sào lúa nước. Tuy nhiên, nguồn nước các sông suối khô cạn, bà Kăn Pát cũng như nhiều nông dân ở huyện A Lưới gặp nhiều khó khăn trong gieo sạ vụ Hè Thu do nắng hạn kéo dài. Nguồn nước thiếu hụt nên đồng bào nơi đây phải chờ đợi nhiều ngày thay nhau lấy nước vào ruộng mới có thể làm đất gieo cấy.


Nhiều sông suối ở huyện miền núi A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế đã khô cạn

“Tôi từ hôm qua, hôm kia đã đi đợi nước mà chưa có. Máy đang còn ở trong đó chưa cày được vì chưa có nước. Đất khô quá, nước vô một ít cũng không cày được, phải tắt máy luôn”, bà Kăn Pát nói.

Tại huyện miền núi A Lưới, vụ Hè Thu năm nay gieo cấy khoảng 1.000 ha lúa nước. So với kế hoạch và khung lịch thời vụ đề ra, tiến độ chậm khoảng 5 ngày. Nguyên nhân chậm trễ do phần lớn bà con phải làm đất theo phương pháp thủ công và không chủ động được nguồn nước.

Các xã A Ngo, Sơn Thuỷ, Quảng Nhâm, Lâm Đớt, Trung Sơn bị khô hạn nghiêm trọng. Hiện, trên địa bàn huyện A Lưới có 86 công trình thuỷ lợi nằm rải rác ở các xã, thị trấn, phần lớn là công trình tạm, bán kiên cố. Nhiều công trình đầu tư xây dựng đã khá lâu, nay đã xuống cấp, hư hỏng.


Tập trung bơm chống hạn cho vụ Hè Thu

Ông Văn Lập, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, vùng ruộng khô hạn nặng địa phương vận động người dân chuyển đổi cây trồng phù hợp.

“Chúng tôi yêu cầu tất cả những công trình khắc phục đẩy nhanh tiến độ để có nước phục vụ cho bà con. Mặt khác trên địa bàn huyện cũng phối hợp với Công ty quản lý khai thác công trình thủy lợi của tỉnh tận dụng tối đa máy bơm, trạm bơm dầu lưu động tranh thủ bơm chống hạn”, ông Lập cho hay.

Vụ Hè Thu này, tỉnh Thừa Thiên Huế lên kế hoạch gieo cấy trên 26.000 ha lúa. Tuy nhiên, hạn hán kéo dài khiến mực nước các hồ chứa thủy lợi, thủy điện đang giảm dần. Nếu không có mưa bổ sung, dự báo hơn 1.000 héc ta lúa nguy cơ thiếu nước, nhất là tại các huyện miền núi Nam Đông, A Lưới.


Nhiều diện tích ruộng khô hạn vì thiếu nước tưới

Hiện, một số địa phương vùng gò đồi, vùng cát nội đồng ven biển đã bỏ hoang hàng chục héc ta lúa Hè Thu do không chủ động được nguồn nước tưới. Tỉnh Thừa Thiên Huế đã chỉ đạo các địa phương chủ động xây dựng chi tiết kế hoạch ứng phó hạn hán và bố trí kinh phí nạo vét các kênh, rạch, lòng hồ, các tuyến kênh chính dẫn nước từ các sông suối vào hệ thống kênh mương nội đồng để chống hạn.

Theo ông Đỗ Văn Đính, Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty Quản lý và Khai thác công trình thủy lợi Thừa Thiên Huế, đơn vị đang tăng cường lắp đặt 20 trạm bơm dã chiến để bổ sung nguồn nước tưới cho bà con sản xuất.

“Với thời tiết diễn biến như thời gian vừa rồi, dự báo khả năng thiếu nước cho sản xuất cây lúa vụ Hè Thu khoảng 1.000 ha. Cụ thể hiện nay một số vùng như gò đồi, vùng cát ven biển thì người ta cũng kiểm soát nguồn nước để tính đến việc không gieo cấy hoặc là chuyển cơ cấu cây trồng để giảm thiệt hại hại về lâu dài”, ông Đính cho biết./.

 

(Nguồn: VOV.VN)

Tin liên quan

  • Phát hiện sửng sốt ở đới phát sinh động đất, sóng thần Nhật Bản
  • Sóng nhiệt “tấn công” châu Âu - nhiều nước cảnh báo nắng nóng và cháy rừng
  • Hậu Giang tăng cường ứng phó với nguy cơ mưa lớn, sạt lở đất
  • Hải Dương không để gián đoạn phòng chống thiên tai khi sắp xếp
  • Trung Quốc nâng mức cảnh báo mưa lớn, kích hoạt ứng phó khẩn cấp tại 9 tỉnh
  • Thủ tướng chỉ đạo tăng cường phòng, chống thiên tai trước mùa mưa bão năm 2025
  • Chưa đầy 6 tháng, tại Hậu Giang đã xảy ra 30 điểm sụp đất, sạt lở bờ sông
  • Quảng Trị công bố tình huống khẩn cấp thiên tai để khắc phục hậu quả bão lũ
  • Quảng Trị: Khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 1
  • Quảng Bình: Tìm thấy 2 thi thể mất tích do mưa lũ

 

  • Hệ thống giám sát thiên tai Việt Nam (VNDMS)

  • CSDL Quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng (Đề án 553)

  • CSDL Dân sinh kinh tế

  • CSDL Bản đồ sạt lở bờ sông, xói lở bờ biển

  • CSDL Không gian

  • CSDL Thư viện Chính sách và Kỹ thuật PCTT

  • CSDL Thiệt hại

  • CSDL Viễn thám

  • CSDL Khoa học công nghệ

  • Phần mềm hướng dẫn phổ biến kiến thức trực tuyến về PCTT

  • Trang Chuyển đổi số trong lĩnh vực Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai

  • Phần mềm quản lý và giám sát camera

  • Phần mềm hỗ trợ xây dựng phương án ứng phó thiên tai

Thông tin thời tiết

Bản quyền © 2015 - Trung tâm Chính sách và Kỹ thuật phòng chống thiên tai

Địa chỉ: Số 54 ngõ 102 Trường Chinh – Đống Đa – Hà Nội.

Điện thoại: +84-436291511 - Fax: +84-437336647

Email: trungtamcsktpctt@gmail.com - Website: www.dmptc.gov.vn

Số người online: 313

Tổng số lượt truy cập: 20507188