
Trong đó, dự án trồng rừng lấn phá đóng vai trò quan trọng giúp địa phương giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra. Từ năm 2003, Hội Khoa học kỹ thuật lâm nghiệp tỉnh phối hợp với chính quyền địa phương trồng hàng nghìn cây đước, sú, vẹt…. ven phá. Những rừng cây này đang trở thành “tấm bình phong” vững chãi che chắn gió bão.
Mới đây, Quỹ quốc tế bảo vệ động vật hoang dã (WWF) đã xây dựng vườn ươm cây giống phục vụ việc trồng rừng ngập mặn tại địa phương và dự kiến đưa vào trồng mới gần 20 ha cây ngập mặn.
Không chỉ trồng rừng lấn phá, chính quyền và người dân nơi đây đang tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, phục tráng, đưa vào sản xuất nhiều giống lúa quý thích ứng với môi trường vùng cửa sông, đầm phá.
Vùng đầm phá ven biển Thừa Thiên-Huế trải dài trên hàng chục nghìn ha. Trong những năm qua, tình trạng sạt lở đất, cát bồi lấp, sa mạc hóa ở nhiều địa phương diễn ra phức tạp làm cuộc sống của hàng chục nghìn hộ dân ngày càng khó khăn khó khăn. Những biện pháp thiết thực phòng chống biến đổi khí hậu như trên sẽ tạo sinh kế lâu dài cho người dân nơi đây.