Bà Legarda, chủ tịch Ủy ban biến đổi khí hậu của Thượng viện cho rằng các cán bộ chính quyền địa phương nên chỉ đạo và kêu gọi người dân của các thành phố, các đô thị và các tỉnh thiết lập và tăng cường các biện pháp phòng tránh thiên tai.
Bà legarda cũng giải thích rằng: “Như chúng ta thấy, phòng trào “Tháng tăng cường nhận thức về thiên tai cấp quốc gia” đã tổ chức trong tháng 7 là cơ hội tốt nhất để người dân hiểu làm thế nào để góp phần tạo nên cộng đồng bền vững trước thiên tai và kêu gọi người dân thực sự tham gia vào các hoạt động này. Ví dụ như hoạt động khôi phục rừng ngập mặn ven biển và đẩy mạnh các hoạt động trồng cây là cách làm đơn giản nhưng hiệu quả để phòng, chống lại một vài loại hình hiểm họa”,
Thượng nghị sỹ đã trích dẫn một hoạt động gần đây của chính quyền tỉnh Quezon được gọi là “Quezon 2 trong 1” hoạt động đã được hàng nghìn người dân tham gia trồng hai triệu cây ngập mặn trong 1 ngày ở khu vực ven biển của tỉnh. Bà cũng cho biết rằng, một chiến dịch trước đó của chính quyền tỉnh Camarins Sur là “Công trình xanh El Verde 12 triệu cây năm 2012” nhằm vận động người dân trồng 12 triệu cây xanh trên địa bàn tỉnh trong năm nay.
Legarda nhấn mạnh: “Tôi đánh giá cao nỗ lực của các chính quyền địa phương và người dân đã tham gia vào các hoạt động bảo vệ hệ sinh thái của chúng ta và nâng cao nhận thức về các vấn đề môi trường. Những chiến dịch trồng cây sẽ giúp cộng đồng của chúng ta giảm thiểu được tác động của hiểm họa tự nhiên vì cây giúp cản cho những trận mưa lớn, rừng ngập mặn phòng tránh bão và nước biển dâng”.
Thượng nghị sỹ là người sáng lập ra Luntiang Pilipinas và đã tổ chức nhiều hoạt động trồng cây và công viên rừng ở nhiều nơi khác nhau trên cả nước.
Bà Legarda kết luận rằng: “Các nhà lãnh đạo do dân bầu ra phải có nghĩa vụ với người dân, cam kết quản lý tốt để vượt qua ranh giới chính trị và lãnh thổ. Tất cả chúng ta, những người lãnh đạo quốc gia và địa phương cần phải dẫn đầu trong chiến dịch cộng đồng chống lại thiên tai và chúng ta phải cam kết thực hiện”,