Trung tâm phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai

Trung tâm Chính sáchvà Kỹ thuật phòng chống thiên tai

Giao diện dễ tiếp cận vietnam english
Đăng nhập

Quản lý - Hợp tác - Cùng hành động

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Giới thiệu
    • Cơ cấu tổ chức
    • Chức năng - nhiệm vụ
    • Chiến lược phát triển
  • Tin tức
    • Tin Trong nước - Quốc tế
    • Bản tin Trung tâm
    • Bản tin Trung tâm
  • Trung tâm Thông tin
    • Sự kiện thiên tai
    • Kiến thức cơ bản
    • Cơ sở dữ liệu
      • Chính sách và Kỹ thuật PCTT
      • CSDL Ngân hàng cát ĐBSCL
      • CSDL Dân sinh kinh tế
      • CSDL Viễn thám
      • Thiệt hại và nhu cầu
      • Đề án nâng cao nhận thức CĐ
        • Ma trận dự án
        • Mạng lưới hỗ trợ kỹ thuật
        • Tài liệu Đề án 1002
          • Văn bản pháp quy
          • Tài liệu tham khảo
          • Tài liệu truyền thông
        • Theo dõi & đánh giá
        • Đánh giá RRTT-DVCĐ
          • Bản đồ RRTT-DVCĐ
          • Bản đồ khác
          • Báo cáo đánh giá
        • Kế hoạch phòng chống thiên tai
      • Hệ thống giám sát thiên tai
      • Hệ thống giám sát camera
      • CSDL không gian
    • Thư viện ảnh
    • Dự án Nông thôn mới
      • Cổng thông tin điện tử
      • Sản phẩm dự án Nông thôn mới
    • Công khai ngân sách nhà nước
  • Đối tác
  • Dự án
  • Lịch công tác
  1. Tin tức
  2. Trang tin chi tiết
  • Share this on Facebook
  • Share this on Twitter
  • Share this on GooglePlus

Indonesia chạy đua chống lụt nghiêm trọng ở vùng đô thị Jakarta

9:12:23, 06/03/2025 Hàng nghìn người đã phải đi sơ tán sau nhiều ngày mưa lớn làm tê liệt vùng đô thị Jakarta của Indonesia, gây ngập lụt nhà cửa và đình trệ các hoạt động tại một số khu vực. Chính quyền mới nhậm chức của Jakarta đang phải vật lộn để ngăn chặn một trong những trận lũ tồi tệ nhất trong những năm gần đây.

Nước tràn bờ từ sông Bekasi ở Tây Java đã nhấn chìm gần như toàn bộ khu vực thành phố Bekasi, làm gián đoạn cuộc sống ở thành phố vệ tinh đông dân của Jakarta khi cơ sở hạ tầng công cộng quan trọng biến mất trong dòng nước lũ sâu hơn 3 mét.

indonesia chay dua chong lut nghiem trong o vung do thi jakarta hinh anh 1
Lụt lội nghiêm trọng ở vùng đô thị Jakarta. Nguồn ảnh: Tempo

Một trong những sự cố nghiêm trọng nhất ở khu vực là nước bùn tràn qua và lấp đầy toàn bộ tầng trệt của Mega Bekasi Hypermall sau khi một phần bờ kè sông gần đó bị sập, lần đầu tiên xảy ra sự cố này kể từ năm 2017. Hàng chục người được nhìn thấy bị mắc kẹt trên các tầng cao hơn của tòa nhà.

Phó thị trưởng Bekasi Abdul Harris Bobihoe cho biết các đội tìm kiếm và cứu hộ đã được điều động để sơ tán những người đi mua sắm bị mắc kẹt.

Có tới 16.000 gia đình bị ảnh hưởng bởi thảm họa chỉ riêng ở Bekasi, trong đó khoảng 5.000 người đã phải di dời đến những nơi an toàn. Trong khi đó, gần 4.000 người đã phải di dời ở Jakarta khi nước lũ dâng cao tới 5 mét,nhấn chìm 117 đơn vị khu phố (RT) trên 3 thành phố ở phía Đông, phía Tây và phía Nam.

Tại Bogor, Tây Java, hơn 300 người đã phải sơ tán, hàng chục ngôi nhà bị hư hại và một cây cầu bị sập. Tại Tangerang, Banten, 350 ngôi nhà đã bị ngập sau khi sông Cimanceuri tràn bờ. Chính quyền đã phân phát các bữa ăn sẵn, chăn và bộ dụng cụ cứu trợ đến các địa điểm sơ tán.

Cơ quan Giảm nhẹ Thiên tai Quốc gia (BNPB) đang thực hiện các đợt điều chỉnh thời tiết nhằm mục đích giảm cường độ mưa và chuyển hướng mưa ra khỏi các khu vực dễ bị lũ lụt. Dự báo thời tiết cho thấy vẫn có khả năng xảy ra mưa lớn cho đến giữa tháng 3.  Bộ trưởng Điều phối Phát triển Con người và Văn hóa Pratikno trước đó kêu gọi cách tiếp cận liên ngành để nhanh chóng giải quyết lũ lụt, với các bộ liên quan, lực lượng cứu hộ và chính quyền khu vực phải hợp tác với nhau để cung cấp cứu trợ cũng như xây dựng lại nhà cửa và cơ sở hạ tầng bị hư hại.

Áp lực đang gia tăng đối với những người đứng đầu khu vực mới nhậm chức, đặc biệt là Thống đốc Jakarta Pramono Anung và phó Thống đốc Rano Karno trong việc đưa ra các giải pháp cho một trong những vấn đề tồn tại lâu đời nhất của thành phố. Sau khi đến thị sát một số khu vực, ông Pramono đã chỉ thị mở các cửa cống để cân bằng mực nước, ra lệnh cho các cơ quan quản lý thảm họa vận hành 500 máy bơm nước tại khoảng 200 điểm trên khắp thủ đô ở công suất tối đa, để nước lũ có thể nhanh chóng đổ ra biển.

(Nguồn: vov.vn)

Tin liên quan

  • Liên tiếp xảy ra sạt lở tại Hậu Giang
  • Kon Tum: 01 người bị sét đánh tử vong
  • Yên Bái: Cây cối đổ rạp, nhà cửa tốc mái, một người bị thương do dông lốc
  • Nhiều nhà dân ở miền núi Quảng Nam bị sập, hư hỏng nặng do mưa gió gây ra
  • Kenya dùng tre làm vũ khí chống biến đổi khí hậu và phát triển kinh tế
  • Xuất hiện mưa đá làm hư hỏng nhiều nhà dân ở miền núi Quảng Nam
  • Đắk Nông: Mưa to kèm gió lớn, cổng chào, cây xanh ở thành phố Gia Nghĩa ngã, đổ
  • Hà Nội công bố tình huống khẩn sạt lở bờ sông Đuống tại quận Long Biên
  • Điện Biên đầu tư 33 tỉ đồng khắc phục sạt lở do thiên tai
  • Xuất cấp vật tư, thiết bị dự trữ quốc gia để phục vụ phòng, chống thiên tai

 

  • Hệ thống giám sát thiên tai Việt Nam (VNDMS)

  • CSDL Quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng (Đề án 553)

  • CSDL Dân sinh kinh tế

  • CSDL Bản đồ sạt lở bờ sông, xói lở bờ biển

  • CSDL Không gian

  • CSDL Thư viện Chính sách và Kỹ thuật PCTT

  • CSDL Thiệt hại

  • CSDL Viễn thám

  • CSDL Khoa học công nghệ

  • Phần mềm hướng dẫn phổ biến kiến thức trực tuyến về PCTT

  • Trang Chuyển đổi số trong lĩnh vực Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai

  • Phần mềm quản lý và giám sát camera

  • Phần mềm hỗ trợ xây dựng phương án ứng phó thiên tai

Thông tin thời tiết

Bản quyền © 2015 - Trung tâm Chính sách và Kỹ thuật phòng chống thiên tai

Địa chỉ: Số 54 ngõ 102 Trường Chinh – Đống Đa – Hà Nội.

Điện thoại: +84-436291511 - Fax: +84-437336647

Email: trungtamcsktpctt@gmail.com - Website: www.dmptc.gov.vn

Số người online: 235

Tổng số lượt truy cập: 19911474