Trung tâm phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai

Trung tâm Chính sáchvà Kỹ thuật phòng chống thiên tai

Giao diện dễ tiếp cận vietnam english
Đăng nhập

Quản lý - Hợp tác - Cùng hành động

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Giới thiệu
    • Cơ cấu tổ chức
    • Chức năng - nhiệm vụ
    • Chiến lược phát triển
  • Tin tức
    • Tin Trong nước - Quốc tế
    • Bản tin Trung tâm
  • Trung tâm Thông tin
    • Sự kiện thiên tai
    • Kiến thức cơ bản
    • Cơ sở dữ liệu
      • Chính sách và Kỹ thuật PCTT
      • CSDL Ngân hàng cát ĐBSCL
      • CSDL Dân sinh kinh tế
      • CSDL Viễn thám
      • Thiệt hại và nhu cầu
      • Đề án nâng cao nhận thức CĐ
        • Ma trận dự án
        • Mạng lưới hỗ trợ kỹ thuật
        • Tài liệu Đề án 1002
          • Văn bản pháp quy
          • Tài liệu tham khảo
          • Tài liệu truyền thông
        • Theo dõi & đánh giá
        • Đánh giá RRTT-DVCĐ
          • Bản đồ RRTT-DVCĐ
          • Bản đồ khác
          • Báo cáo đánh giá
        • Kế hoạch phòng chống thiên tai
      • Hệ thống giám sát thiên tai
      • Hệ thống giám sát camera
      • CSDL không gian
    • Thư viện ảnh
    • Dự án Nông thôn mới
      • Cổng thông tin điện tử
      • Sản phẩm dự án Nông thôn mới
    • Công khai ngân sách nhà nước
  • Đối tác
  • Dự án
  • Lịch công tác
  1. Tin tức
  2. Trang tin chi tiết
  • Share this on Facebook
  • Share this on Twitter
  • Share this on GooglePlus

Họp ứng phó bão WIPHA

16:13:31, 18/07/2025 Vào hồi 14h00 ngày 18/7/2025, Bộ Nông nghiệp và Môi trường tổ chức họp ứng phó với bão WIPHA với sự tham dự của các Bộ: Quốc phòng; Công an; Công Thương; Xây dựng; Khoa học và Công nghệ; Ngoại giao; Văn hoá, Thể thao và Du lịch.


Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp chủ trì họp ứng phó bão WIPHA.

Hồi 13 giờ ngày 18/7, vị trí tâm bão ở vào khoảng 18,3 độ Vĩ Bắc; 123,5 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Đông Bắc đảo Lu Dông (Phi-líp-pin). Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8-9 (62-88km/giờ), giật cấp 11; di chuyển theo hướng Tây Bắc với tốc độ khoảng 30km/h. Dự báo: Sáng ngày 19/7 bão sẽ đi vào biển Đông với cường độ cấp 8-9, giật cấp 11; khoảng tối và đêm ngày 21/7 bão sẽ đi vào phía Bắc vịnh Bắc Bộ và trong ngày 22/7 có khả năng ảnh hưởng đến khu vực Bắc Bộ

Hiện nay mực nước thượng lưu hồ Hòa Bình lúc 13h/18/7 là 102,94m; hiện đang mở 03 cửa xả đáy để đưa về cao trình 101m (mực nước cao nhất trước lũ thời kỳ lũ chính vụ từ ngày 20/7 đến 21/8); Mực nước thượng lưu hồ Tuyên Quang lúc 13h/18/7 là 104,98m; hiện đang mở 01 cửa xả đáy (sẽ đóng vào 15h00 ngày 18/7). Các hồ Sơn La, Thác Bà đang thấp hơn mực nước cao nhất trước lũ.

Theo báo cáo của Ban chỉ huy Phòng thủ dân sự, phòng chống thiên tai và TKCN Bộ đội Biên phòng, tính đến trưa ngày 18/7, đã thông báo hướng dẫn cho 35.183 phương tiện với 147.336 lao động, trong đó 790 phương tiện với 4.160 lao động đang hoạt động tại khu vực Bắc Biển Đông và quần đảo Hoàng Sa, hiện không có phương tiện hoạt động tại phía Đông Bắc khu vực Bắc Biển Đông (khu vực chịu ảnh hưởng chính của bão).

Tổng diện tích nuôi thủy sản tại các tỉnh, thành phố ven biển từ Quảng Ninh đến Thanh Hóa là 126.583 ha (52.854 ha nuôi tôm nước lợ, 21.587 ha nuôi nhuyễn thể, 53.083 ha nuôi thủy sản nước ngọt); 19.099 lồng bè; 3.693 chòi canh nuôi trồng thủy sản có nguy cơ bị ảnh hưởng của bão và mưa lũ.

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Nguyễn Hoàng Hiệp cho biết, về cường độ gió bão không quá mạnh nhưng mưa sẽ rất lớn nên các Bộ, ngành, địa phương cần chú trọng hướng dẫn tàu thuyền di chuyển ra khỏi vùng ảnh hưởng, đảm bảo an toàn tại các khu du lịch, khu neo trồng thủy sản. Ngoài ra các hồ chứa ở miền Bắc đang khá đầy, Bộ NN và MT đã chỉ đạo các hồ triển khai việc xả lũ, hạ mực nước các hồ chứa về ngưỡng an toàn, đồng thời yêu cầu các công ty, đơn vị đảm bảo quy trình vận hành hồ chứa, tránh trường hợp rơi vào tình huống khẩn cấp như đã xảy ra ở hồ thủy điện Thác Bà năm 2024. Thứ trưởng đề nghị các địa phương triển khai ngay các giải pháp phòng ngừa sạt lở, ngập úng.

Đặc biệt hiện nay hệ thống đê biển, đê cửa sông các tỉnh ven biển từ Quảng Ninh đến Thanh Hóa còn tồn tại 20 trọng điểm đê điều xung yếu và 7 công trình đang thi công. Do đó cần khẩn trương hoàn thành việc sửa chữa, khắc phục sự cố hư hỏng đê điều đã xảy ra trong thời gian vừa qua, kiểm tra, rà soát toàn bộ công trình đê điều, phương án hộ đê trên địa bàn; chuẩn bị sẵn sàng nhân lực, vật tư, phương tiện, trang thiết bị để chủ động triển khai khi có sự cố, tình huống xảy ra theo phương châm “4 tại chỗ”.

Do đây là cơn bão đầu tiên ứng phó khi bộ máy chính quyền địa phương còn 2 cấp nên đòi hỏi sự chủ động rất lớn ở các địa phương, đặc biệt ở cấp xã để chủ động phòng ngừa, triển khai biện pháp từ sớm từ xa, đảm bảo an toàn cho người dân, giảm thiểu thiệt hại do bão gây ra. Cơn bão số 3 sẽ còn di chuyển phức tạp, vùng ảnh hưởng trên đất liền nước ta sẽ có nhiều diễn biến thay đổi nên người dân và các địa phương cần theo dõi sát diễn biến cập nhật bão từ Trung tâm Dự báo KTTV Quốc gia để triển khai công tác ứng phó phù hợp, hiệu quả./.

Xem bài viết gốc tại đây

(Nguồn: phongchongthientai.mard.gov.vn)

Tin liên quan

  • Bộ Nông nghiệp và Môi trường hướng dẫn cách ứng phó với bão
  • Tập huấn hướng dẫn sử dụng Hệ thống giám sát thiên tai tỉnh Lào Cai và Hướng dẫn xây dựng kế hoạch PCTT có lồng ghép giới và phòng chống bạo lực trên cơ sở giới
  • Giới thiệu Hệ thống giám sát thiên tai Việt Nam (VNDMS) với đoàn công tác của ASEAN, Timor Lester và Trung tâm AHA
  • Quản lý rủi ro do tác động của mưa cực đoan ở khu vực nông thôn và thành thị
  • Thủ tướng chỉ thị tăng cường phòng, chống, khắc phục thiệt hại do thiên tai trước mùa mưa bão 2025
  • Quỹ Cộng đồng phòng tránh thiên tai đến thăm và làm việc tại Trung tâm Chính sách và Kỹ thuật phòng, chống thiên tai
  • Đại hội Chi bộ Trung tâm Chính sách và Kỹ thuật phòng, chống thiên tai nhiệm kỳ 2025 - 2027
  • Cuộc thi Rung chuông vàng “Cùng em phòng chống thiên tai - Kiến tạo tương lai bền vững” tại huyện Bảo Thắng, Lào Cai
  • Chào mừng Đại hội Chi bộ Trung tâm Chính sách và Kỹ thuật phòng, chống thiên tai nhiệm kỳ 2025-2027
  • Cuộc thi Rung Chuông Vàng “Cùng em phòng chống thiên tai - Kiến tạo tương lai bền vững” tại huyện Bát Xát - Lào Cai

 

  • Hệ thống giám sát thiên tai Việt Nam (VNDMS)

  • CSDL Quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng (Đề án 553)

  • CSDL Dân sinh kinh tế

  • CSDL Bản đồ sạt lở bờ sông, xói lở bờ biển

  • CSDL Không gian

  • CSDL Thư viện Chính sách và Kỹ thuật PCTT

  • CSDL Thiệt hại

  • CSDL Viễn thám

  • CSDL Khoa học công nghệ

  • Phần mềm hướng dẫn phổ biến kiến thức trực tuyến về PCTT

  • Trang Chuyển đổi số trong lĩnh vực Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai

  • Phần mềm quản lý và giám sát camera

  • Phần mềm hỗ trợ xây dựng phương án ứng phó thiên tai

Thông tin thời tiết

Bản quyền © 2015 - Trung tâm Chính sách và Kỹ thuật phòng chống thiên tai

Địa chỉ: Số 54 ngõ 102 Trường Chinh – Đống Đa – Hà Nội.

Điện thoại: +84-436291511 - Fax: +84-437336647

Email: trungtamcsktpctt@gmail.com - Website: www.dmptc.gov.vn

Số người online: 182

Tổng số lượt truy cập: 20880953